Chat with us, powered by LiveChat

Kỹ thuật nuôi gà chọi chuẩn chuyên gia

Bổ sung đủ nước sạch mỗi ngày

Để nuôi gà chọi lớn khỏe và đáp ứng các tiêu chí khắt khe cho việc luyện kê, người chăn nuôi phải nắm vững các kỹ thuật nuôi gà chọi từ các chuyên gia. Bên cạnh đó, bà con có thể áp dụng phương pháp nuôi gà chọi để mở rộng quy mô nuôi gà thịt hay gà lấy trứng.

Chọn giống gà chọi

Chọn giống gà chọi khỏe ngay từ đầu sẽ giúp quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và huấn luyện sau này diễn ra thuận lợi hơn. Đây cũng là kỹ thuật nuôi gà chọi quan trọng nhất mà bà con cần nắm rõ.

Kỹ thuật nuôi gà chọi
Chỉ nên nuôi một giống gà chọi

Nuôi tập trung một giống gà

Hiện nay, có hai giống gà chọi được nuôi phổ biến là gà đòn và gà cựa. Mỗi giống gà sẽ có kỹ thuật nuôi, chăm sóc và huấn luyện khác nhau. Các sư kê lâu năm khuyên bà con không nên nuôi chung hai giống gà này với nhau vì sẽ kéo theo nhiều bất cập. Tốt nhất hãy nuôi tập trung một loại để phát huy tối đa hiệu quả.

Người chăn nuôi nên chọn mua giống ở các trang trại uy tín. Tại đây, trứng gà được tuyển chọn khắt khe, đánh số ở cánh và ở chân tùy theo giai đoạn và ấp riêng biệt. Dựa vào những thông tin này, bà con có thể xem lý lịch và chọn ra giống thuần tốt.

Xem xét ngoại hình

Gà con được lựa chọn nên sở hữu những ưu điểm về ngoại hình như lông lơ tơi xốp, bụng thon gọn, không hở rốn, mắt tinh anh, chân cứng cáp, dáng đi chắc chắn, đặc biệt khỏe mạnh và không mắc các dị tật.

Cần loại bỏ những gà con mang những đặc điểm sau: Thân hình không cân đối, lưng cong, mỏ vẹo, mắt kém, xương lưỡi hái bị ngắn hay dị dạng, chân sưng, không đều nhau, cơ ngực phát triển không đều, lông bết dính.

Gà chọi mang dị tật có thể là thần kê
Gà chọi mang dị tật có thể là thần kê

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặt biệt, khi con non mang dị tật lại có tiềm năng trở thành linh kê hay thần kê nếu được chăm sóc và huấn luyện tốt. Sau đây là một số dấu hiệu “dị tật đắt giá” mà người chăn nuôi không nên bỏ qua:

  • Gà độc nhãn, độc đao: Gà con bẩm sinh chỉ có 1 mắt, 1 cửa, trông hung hãn, dữ tợn và ra đòn cực kỳ hiểm ác.
  • Gà có mắt ếch, mắt mèo: Gà con sở hữu đặc điểm này rất lì đòn và hiếu chiến.
  • Gà có tam nhĩ: Gà con sinh ra sở hữu 3 lỗ tai, nhưng không dễ phát hiện vì bị lông che khuất.

Phân biệt gà trống, gà mái

Để phân biệt gà con thuộc giống đực hay cái, người chăn nuôi có thể áp dụng một trong 5 cách sau đây:

  • Xem hậu môn lõm xuống hay không có nốt là gà mái, còn có một nốt to bằng hạt gạo nổi lên thì là gà trống.
  • Nhấc gà con lên nhẹ nhàng bằng cách cầm phần cổ, gà co chân là gà mái, duỗi chân là gà trống.
  • Để gà nằm ngửa, nếu gà quẫy đạp một lúc rồi dừng thì là gà mái, còn quẫy đạp liên tục không dứt là gà trống.
  • Treo ngược gà lên bằng cách nắm nhẹ ở chân, gà quẫy mạnh là gà mái, còn nằm in là gà trống.
  • Sau vài ngày gà nở, kiểm tra bộ lông, nếu lông mọc thưa, dài ngắn xen kẽ thì là gà mái, ngược lại lông mọc đều là gà trống. Ngoài ra, nếu có hai lớp lông trên cánh là gà trống, ngược lại là gà mái.

Xây dựng chuồng trại và lắp đặt trang thiết bị

Trong các kỹ thuật nuôi gà chọi, xây dựng chuồng trại và lắp đặt các trang thiết bị vô cùng quan trọng trong việc tạo môi trường sống lành mạnh và phù hợp cho gà chọi con phát triển khỏe mạnh:

Kỹ thuật nuôi gà chọi
Chuồng trại được trang bị đầy đủ thiết bị là điều cần thiết

Làm chuồng trại

Gà chọi con có sức đề kháng yếu nên cần có lồng úm giữ ấm và môi trường sống thoáng mát. Chuồng trại được xây dựng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Vị trí: Chuồng trại được xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, tốt nhất nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam.
  • Sàn: Lót lưới tre thưa hay lưới thép đều được. Nâng sàn lên cao cách mặt đất 0,5m để tránh ẩm thấp và dễ dàng trong việc vệ sinh.
  • Độn chuồng: Chuẩn bị mùn cưa, vỏ trấu hay rơm khô rải dày từ 5 – 10 cm để độn chuồng. Trước đó cũng cần phun thuốc sát trùng đầy đủ. Mọi công tác cần được hoàn thành trước từ 5 – 7 ngày khi thả gà chọi con vào.
  • Lồng úm gà: Nuôi 100 gà chọi con thì cần lồng úm gà kích thước tiêu chuẩn là 2m x 1m x 0,5m. Theo từng giai đoạn, mật độ nuôi sẽ thay đổi.
  • Xung quanh chuồng: Bàn con sử dụng lưới B40 để bao xung quanh.

Sau khi gà bước qua giai đoạn nuôi úm, chuồng trại có thể được thiết kế theo hướng sau:

  • Thiết kế bội nhốt gà bằng sắt, cách đầu gà khoảng 10cm, thả từ 4 -5 lần/ngày để gà khỏe mạnh.
  • Làm chuồng gà hình chữ nhật bằng tren chia thành từng tầng, trong đó kích thước chuồng khoảng 1,2 – 1,5m x 0,7 – 0,8m, khoảng cách giữa các tầng là 0,35 – 0,4m. Mỗi chuồng như vậy có 2 ô nuôi riêng.
  • Xây dựng chuồng bằng gạch nếu nuôi gà chọi quy mô lớn, làm lồng nuôi nhốt bằng thép, chừa lối đi ở giữa.
Khuyến khích gà vận động và kiếm ăn trong sân vườn
Khuyến khích gà vận động và kiếm ăn trong sân vườn

Khu vực bên ngoài chuồng trại có thể xây dựng thêm vườn chơi để thả gà con khi đã cứng cáp, kích thích chúng di chuyển và nâng cao sức đề kháng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi gà đá bo lớn chuẩn không cần chỉnh

Lắp đặt các thiết bị cần thiết

Chuồng trại đạt tiêu chuẩn còn phải được lắp đặt các trang thiết bị cần thiết để gà lớn lên khỏe mạnh, tránh bệnh tật:

  • Đèn sưởi ấm: Trong lồng úm cần lắp đặt thêm đèn chiếu sáng, đặc biệt là vào mùa đông để giữ ấm cơ thể cho gà con. Ở giai đoạn này, bóng đèn 60 – 100W là phù hợp nhất.
  • Máng ăn uống: Tùy quy mô chăn nuôi mà bố trí số lượng máng ăn, máng uống phù hợp.

Ngoài ra, bố trí thêm rèm che, cót quây để tránh mưa tạt, gió lùa cho gà chọi con.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho gà chọi con

Gà chọi con cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để lớn lên khỏe mạnh và đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe mới được tham gia huấn luyện.

Bổ sung đủ nước sạch mỗi ngày
Bổ sung đủ nước sạch mỗi ngày

Nước uống

Bổ sung đủ nước sạch là cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật nuôi gà chọi con mới nở. Người chăn nuôi cần lưu ý:

  • Những ngày đầu tiên, nên pha thêm 5g đường glucoza cùng với 1g vitamin C/1 lít để gà con uống hàng ngày.
  • Nên pha thêm nước ấm vào những ngày trời lạnh.
  • Nước uống đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thay nước hằng ngày, máng nước cũng cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe.

Thức ăn

Gà chọi con mới nở có hệ tiêu hóa còn non kém nên thức ăn chăn nuôi cũng cần được chuẩn bị phù hợp theo từng giai đoạn:

  • Tuần 1: Gà con được 1 ngày tuổi chỉ cho uống nước, sau ít nhất 2h mới bắt đầu cho ăn. Nguồn thức ăn chủ yếu ở thời gian này là tấm, cám ngô, hạt vừng xay nhuyễn, có thể bổ sung thêm rau xanh. Một ngày chia thành 5 – 6 bữa để kích thích gà chọi con ăn được nhiều.
  • Tuần 2: Ở giai đoạn này, gà con đã có thể ăn thóc xay đã bỏ trấu, nấu kèm với thịt và rau xanh đã được băm nhuyễn.
  • Tuần 3: Bước sang tuần thứ 3, người chăn nuôi có thể bổ sung thêm thịt cá, thịt lợn, châu chấu nhỏ vào khẩu phần ăn của gà con. Chia lượng thức ăn cần nạp vào trong một ngày thành từ 3 – 4 bữa. Tuyệt đối không cho gà con ăn cám công nghiệp ở giai đoạn này.
  • Sau 1,5 tháng tuổi: Bữa ăn hàng ngày có thể bổ sung thêm lúa, gạo, cơm, thịt bò, lòng đỏ trứng,  ngô, ếch, nhái, lươn, côn trùng, giun dế,  rau, giá, động vật thủy sinh… Mỗi ngày có 2 bữa vào 9h sáng và từ 4 – 5 giờ chiều.
Kỹ thuật nuôi gà chọi
Nên tự làm viên cám thay vì cho gà ăn cám công nghiệp

Chăm sóc gà chọi con theo giai đoạn

Tương tự như việc xây dựng chuồng trại và lên thực đơn ăn uống, việc chăm sóc gà chọi con cũng tùy thuộc vào từng lứa tuổi của gà.

Gà con mới nở

Môi trường sống: Xây dựng lồng úm cho gà con, sát khuẩn và bật đèn sưởi trước khi đưa gà con vào chuồng. Sau đó tùy nhiệt độ chuồng trại và môi trường mà điều chỉnh nhiệt độ đèn sưởi cho phù hợp.

Dinh dưỡng: Bổ sung thêm B – complex cũng như men vi sinh vào buổi sáng để phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho gà.

Cắt mỏ gà: Gà con từ 10 – 21 ngày tuổi nên được cắt mỏ để không cắn mổ nhau và hạn chế việc lãng phí thức ăn. Người chăn nuôi có thể sử dụng máy cắt hoặc cắt thủ công bằng kéo, dao. Lưu ý chỉ nên cắt 1/2 mỏ từ phía ngoài vào.

Gà từ 2 đến 5 tháng tuổi

Gà chọi con ở giai đoạn này có nhiều thay đổi về ngoại hình như thay lông, xác định giới tính rõ ràng, ăn khỏe hơn và tập gáy với gà trống, lông mượt hơn và có thể đẻ đối với gà mái. Vì vậy, chăm sóc gà ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng rất lớn về ngoại hình, thể lực cũng như khả năng chiến đấu của chúng sau này. Người chăn nuôi lưu ý trong vấn đề chăm sóc:

Kỹ thuật nuôi gà chọi
Bắt đầu cho gà đá thử để tìm kiếm ứng viên tiềm năng
  • Chuồng trại: Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, sát trùng, khử khuẩn định kỳ. Sau từ 4 – 5 tháng thì tách riêng gà mái và gà trống. Riêng gà trống nuôi chọi thì nhốt riêng thành từng ô trong bội nhốt hoặc lồng sắt để hạn chế trường hợp đá nhau.
  • Dinh dưỡng: Không sử dụng cám tăng trọng, thay vào đó dùng máy ép cám viên để sản xuất thức ăn từ thóc, lúa, cá tép băm nhuyễn được trộn theo tỷ lệ thích hợp. Nguồn thức ăn này vừa đảm bảo dinh dưỡng, giúp gà tăng trưởng khỏe mạnh, không bị béo, vừa tránh lãng phí thức ăn.
  • Hoạt động khác: Gà được 5 tháng tuổi gáy rõ tiếng thì cắt lông ở phần đầu, cổ, đùi, cho chúng đá thử vài trận để xem con nào tiềm năng thì mang đi huấn luyện. Bên cạnh đó, có thể cho gà đi tắm nắng, kiếm ăn thêm ở sân vườn. Người chăn nuôi cũng cần theo dõi sức khỏe định kỳ, tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch.

Gà từ 6 tháng tuổi trở lên

Ở giai đoạn này, gà chọi bước vào chế độ huấn luyện để trở thành chiến kê nên chế độ chăm sóc cần được chú trọng hơn cả:

  • Dinh dưỡng: Một ngày gà cần có 4 bữa ăn vào các khung giờ 8h sáng, 12h trưa, 16h chiều và 20 giờ tối. Chia lượng thức ăn thành nhiều bữa để kích thích gà ăn nhiều nhưng không quá căng bụng, tăng cân, dẫn đến lười vận động. Mồi cho gà chọi giai đoạn này cần giàu đạm, ít mỡ và bổ sung đủ khoáng, chủ yếu từ nguồn thịt nạc, trạch, cá nục, thạch sùng, cua đồng,… băm nhuyễn.
  • Thuốc bổ: Để gà chiến tăng cường thể lực, người chăn nuôi nên bổ sung thêm vitamin B12, Vitamin C, bên cạnh việc cho uống đủ nước, nhất là vào 20 giờ tối.
  • Hoạt động khác: Gà được 8 tháng tuổi thì cắt tai để bắt đầu vào chế độ huấn luyện. Sau từ 20 – 30 ngày thì có thể mang gà đi thi đấu nếu đã bình phục hoàn toàn.
Bổ sung thêm vitamin B12, B15, C trong chế độ dinh dưỡng của gà chiến
Bổ sung thêm vitamin B12, B15, C trong chế độ dinh dưỡng của gà chiến

Phòng bệnh cho gà chọi

Gà chọi khỏe mạnh sẽ đạt thể lực tốt nhất và dễ dàng triển khai các ngón đòn được huấn luyện theo ý muốn. Các nhà cái uy tín khi tổ chức các giải đá gà cũng ưu tiên lựa chọn gà chọi có sức khỏe tốt. Vì vậy, phòng bệnh cho gà là kỹ thuật nuôi gà chọi cần thiết nhưng thường bị xem nhẹ. Sau đây là một số cách phòng bệnh đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả:

  • Vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh sạch sẽ, khô thoáng, định kỳ phun thuốc khử trùng.
  • Định kỳ thay chất độn chuồng, nếu chúng bị ẩm và không đảm bảo vệ sinh.
  • Thức ăn, nước uống phải có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, không bị ôi thiu. Máng ăn và máng uống cũng cần được vệ sinh định kỳ để tránh tình trạng lưu giữ mầm bệnh.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và theo lịch tiêm phòng của thú y.
  • Theo dõi sát sao và phát hiện gà mắc bệnh sớm để cách ly với gà khỏe, tránh tình trạng lây lan bệnh nhanh, dẫn đến phải tiêu hủy cả đàn.

Kỹ thuật huấn luyện gà chiến

Gà ở giai đoạn từ 5 tháng tuổi trở lên nên được phân loại bằng cách thi đấu thử từ 1 – 5 trận. Đối tượng đủ tiềm năng sẽ được mang đi huấn luyện thành chiến kê, còn lại sẽ được nuôi theo hướng lấy thịt. Các chiến kê xuất hiện trong trận đấu đá gà kịch tính được phát trực tiếp tại các trang nhà cái uy tín đều được tuyển chọn vô cùng gắt gao. Các kỹ thuật huấn luyện gà phổ biến:

Vần gà theo đúng công thức để luyện gà chiến hiệu quả
Vần gà theo đúng công thức để luyện gà chiến hiệu quả
  • Vận động: Cho gà chọi vận động vào buổi sáng sớm để tăng thể lực và khả năng thích nghi.
  • Vần gà: Để huấn luyện thành gà chiến, vần gà cực kỳ quan trọng bằng cách cho cuốn chân 2 chú gà và để chúng quần thảo với nhau (có thể bịt mỏ hoặc thả); hoặc vần gà theo hình thức tập quay thóc, hoặc đơn giản hơn là để 2 con gà chạy lồng và đếm số vòng. Lưu ý vần hồ đòn khoảng 20 phút/lần, sau đó nghỉ 4 ngày, còn vần hồ hơn 40 phút/lần rồi nghỉ ngơi 4 ngày.
  • Hoạt động khác: Thoa hỗn hợp (nghệ giã nhỏ, nước tiểu trẻ con, nước trà và rượu trắng) lên phần da đã tỉa lông liên tục trong 3 tháng. Phần da này sẽ dày lên giúp gà chiến tăng khả năng chịu đòn và sức bền. Trước 1 tháng thi đấu, ngâm chân gà trong hỗn hợp nghệ giã cùng muối và nước tiểu để tăng độ chắc khỏe.

Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trên đây đã giúp người chăn nuôi nắm vững được một số kỹ thuật nuôi gà chọi chuẩn chuyên gia. Áp dụng linh hoạt và điều chỉnh phương pháp nuôi phù hợp với từng quy mô và mục đích chăn nuôi của mình nhé.

/*float*/
38.790
18.150
22.160
454.189
98.128
$